BỆNH VIỆN
TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

LUPUS : Hướng Dẫn cho Bệnh Nhân

    Lupus là gì?

   Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus - SLE) là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường và bắt đầu tạo ra kháng thể chống lại các tế bào của chính cơ thể người bệnh. Khi phát bệnh, các phản ứng miễn dịch có thể gây viêm nhiễm trong các tế bào và gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mô của cơ thể: da, khớp, cơ bắp, mạch máu, tế bào máu, não và dây thần kinh, các cơ quan khác như phổi, tim, thận, đường tiêu hóa và/hoặc các lớp màng xung quanh các cơ quan nội tạng. Đa số các trường hợp mạn tính, đặc trưng diễn biến bệnh biểu hiện bằng xen kẽ những đợt cấp tính và những khoảng lui bệnh

    Lupus ban đỏ dạng đĩa (Discoid Lupus - DLE)

   Theo một cách khái quát nhất, DLE là một bệnh chỉ ảnh hưởng đến da và hiếm khi ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, nghĩa là hiếm khi diễn biến thành thể hệ thống. Nếu không được điều trị, DLE có thể để lại sẹo. Các nghiên cứu gợi ý rằng 5-12% những người mắc bệnh có thể phát triển thành Lupus hệ thống có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

    Lupus ban đỏ do thuốc (Drug-induced Lupus - DILE):

   Có thể xảy ra trong quá trình sử dụng một số loại thuốc ở những người có yếu tố nguy cơ cao. Hydralazine, phenytoin, các nhóm thuốc ức chế yếu tố TNF, procainamide và minocycline có thể dẫn đến các triệu chứng giống như Lupus thường có thể hồi phục theo thời gian sau khi bác sĩ ngừng sử dụng thuốc.

    Ai có thể mắc Lupus?

    Bệnh thường được ghi nhận ở phụ nữ nhiều hơn 6-9 lần so với nam giới, thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn sinh sản. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở trẻ em hoặc ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Người gốc Phi-Caribê và Á đều có khả năng phát triển Lupus cao hơn.

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể như thể nào?

    Lupus là một căn bệnh có tính biến đổi cao có thể bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường và hormone. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan hoặc mô nào của cơ thể. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh nhân, chỉ một số cơ quan nhất định có thể bị ảnh hưởng; mức độ các mô và hệ thống bị ảnh hưởng có thể thay đổi theo thời gian. Bệnh là một căn bệnh mang tính cá thể nên biểu hiện ở từng cá nhân sẽ khác nhau.

    Các triệu chứng của Lupus là gì?

    Mệt mỏi, đau cơ khớp (và yếu cơ), triệu chứng giống như cảm lạnh, phát ban trên da (bao gồm cả phát ban cánh bướm (ban xuất hiện tạo thành hình giống bướm trên má và mũi), rụng tóc và loét miệng là các triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng của cơ quan bên trong có thể bao gồm đau ngực (viêm màng phổi), bệnh thận và viêm não. Một số bệnh nhân mắc Lupus có khuynh hướng đông máu có thể xuất hiện ví dụ, như một huyết khối (cục máu) trong tĩnh mạch hoặc động mạch.

    Lupus có nguy hiểm không?

    Lupus có thể diễn biến khác nhau đối với mỗi người bệnh. Nhiều người sẽ trải qua một đợt phát bệnh không nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác nhau, da và gây mệt mỏi. Theo thời gian, điều trị có thể giúp cải thiện những triệu chứng này và đây là lúc bệnh được cho là ở trong giai đoạn lui bệnh. Một số bệnh nhân chỉ trải qua một đợt cấp tính, tuy nhiên, số khác có thể trải qua nhận thấy sự tăng dần của bệnh qua xen kẽ các đợt cấp tính và khoảng lui bệnh. Mặc dù những đợt phát bệnh này thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng và bệnh nhân có thể cần thực hiện một số điều chỉnh đối với lối sống của họ (để làm cuộc sống dễ dàng hơn trong những thời điểm này) nhưng chúng không gây ra nguy hiểm cho cơ quan bên trong. Tuy nhiên, đối một số bệnh nhân, mặc dù được điều trị vẫn chỉ cảm thấy cải thiện một phần và hoạt động của bệnh vẫn tiếp tục ở mức độ thấp. Đối với một nhóm nhỏ bệnh nhân Lupus nghiêm trọng hơn, mặc dù sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau, căn bệnh vẫn khó kiểm soát. Triệu chứng suy thận mạn, cũng như các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương hoặc hệ tim mạch của bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và tăng cường điều trị. Các phác đồ, phương pháp điều trị và chăm sóc mới đã giúp cải thiện tiên lượng bệnh.

    Lupus được chẩn đoán như thế nào?

    Các triệu chứng Lupus rất đa dạng thường làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Việc bệnh nhân khai báo về các triệu chứng với bác sĩ điều trị là bước đầu tiên.

Tiền sử bệnh rõ ràng và khám lâm sàng có thể làm các đặc điểm lâm sàng cần thiết để chẩn đoán bên cạnh các xét nghiệm cận lâm sàng

Bệnh nhân cần được chỉ định cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán sớm và đưa ra phác đồ phù hợp để điều trị bệnh và giảm thiểu bất kỳ yếu tố tiềm tàng tổn thương cơ quan vì chức năng thận có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

     Các xét nghiệm được khuyến nghị để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi bao gồm:

    Kháng thể nhân nguyên dương tính (ANA).

   Có dấu hiệu tăng của DNA kép (dsDNA) và các kháng nguyên hạt nhân có thể rút được (ENA) như Sm, Ro, RNP và La.

    Bổ thể (FBC), cụ thể là C3 và C4

    Các chỉ số viêm như protein phản ứng C (CRP) và Tốc độ lắng đọng của hồng cầu (ESR).

    Kiểm tra nước tiểu 24 giờ

    Lupus được điều trị như thế nào?

   Mục tiêu của điều trị Lupus không đe dọa cơ quan bên trong (ví dụ: da và khớp) là kiểm soát triệu chứng. Mặt khác đối Lupus đe dọa cơ quan bên trong (ví dụ: thận), mục tiêu điều trị là bảo vệ các cơ quan này.

Thuốc - Loại thuốc cần kê được xác định bởi các biểu hiện lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Bệnh nhân có thể cần thử nghiệm các phương pháp điều trị khác nhau trước khi tìm ra loại thuốc không chỉ hiệu quả trong việc điều trị triệu chứng mà còn có ít tác dụng phụ nhất.

   Hydroxychloroquine là một loại thuốc ban đầu được phát triển cho sốt rét cũng giúp bệnh nhân với các triệu chứng Lupus. Đây là một phương pháp điều trị hữu ích đầu tiên trong bệnh nhẹ đến trung bình và thường có thể kiểm soát triệu chứng đau khớp, viêm màng phổi và viêm da. Hiệu quả thường thấy dần dần trong vài tháng.

   Quan trọng là tiếp tục sử dụng hydroxychloroquine khi trong giai đoạn lui bệnh để giảm nguy cơ phát bệnh.

    Steroid - Thường dành cho các biểu hiện nghiêm trọng hơn của bệnh (huyết học, viêm mạch, hệ thần kinh trung ương, thận, v.v.). Đôi khi cần sử dụng steroid cho những biểu hiện không đe dọa cơ quan như viêm khớp hoặc viêm màng phổi, nhưng tác dụng phụ của thuốc rất phổ biến nên liều lượng cần được giữ ở mức thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất có thể.

    Thuốc ức chế miễn dịch - Những loại thuốc này dành cho bệnh lý trung bình đến nghiêm trọng không phản ứng với các phương pháp điều trị lớp đầu hoặc yêu cầu sử dụng liều lượng cao của steroid trong thời gian dài. Ví dụ bao gồm: cyclophosphamide, azathioprine, methotrexate, mycophenolate mofetil và myfortic. Cần được theo dõi đều đặn cẩn thận bởi trung tâm chuyên gia và Bác sĩ điều trị để xác định bất kỳ tác dụng phụ sớm trước khi chúng trở nên nguy hiểm.

    Thuốc sinh học - Có hai loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị Lupus. Rituximab và belimumab là các phương pháp điều trị mới được sử dụng để điều trị bệnh lý trung bình đến nghiêm trọng. Rituximab là thuốc đặc trị vì nó hoạt động bằng cách nhắm mục tiêu và loại bỏ tế bào có vai trò trong sản xuất kháng thể tự miễn. Belimumab là một kháng thể monoclone hoạt động bằng cách ức chế B-Lymphocyte stimulator (BLyS) kích thích sản xuất kháng thể. Thông tin thêm về thuốc có thể được lấy từ tài liệu thông tin 'Lupus và Thuốc' có sẵn từ Văn phòng Quốc gia.

    Các biện pháp hỗ trợ khác:

    Các chất chống viêm được sử dụng trong thời gian ngắn để giảm triệu chứng đau trong bệnh nhẹ như đau khớp, đau cơ, viêm màng phổi, đau đầu, v.v. Không nên sử dụng các chất chống viêm không steroid ở bệnh nhân mắc bệnh thận.

   Lập kế hoạch nghỉ ngơi trong ngày, điều chỉnh các hoạt động hàng ngày với các giờ ăn cố định, giấc ngủ đủ và người bệnh có thể cần xem xét thêm các thay đổi trong sinh hoạt trong thời gian phát bệnh.

Giảm thiểu căng thẳng: bằng cách xem xét việc điều chỉnh lối sống để làm cho việc sống với Lupus dễ dàng hơn. Xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt với đội ngũ y tế, các thành viên trong gia đình cũng như bên sử dụng lao động cũng có thể góp phần giúp kiểm soát bệnh. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn cũng giúp cải thiện mệt mỏi và giảm căng thẳng.

   Tránh các yếu tố kích thích - giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao và điều trị các nhiễm trùng kịp thời. Các loại vắc xin chứa kháng thể được báo cáo là an toàn và hiệu quả trong Lupus vì lợi ích vượt trội so với các rủi ro. Tuy nhiên, các loại vắc xin nên được tránh khi bệnh Lupus đang hoạt động. •

Sự nhận biết triệu chứng sớm của bệnh nhân, có thể là dấu hiệu của một cơn đau và báo cáo chúng sớm cho bác sĩ của họ để điều trị sớm hơn. Ngừng hút thuốc lá vì nó làm giảm hiệu quả của hydroxychloroquine.

    Theo dõi mức độ vitamin D và cholesterol hàng năm và duy trì việc kiểm soát huyết áp tốt.

    Tiếp cận với điều trị cá nhân hóa tại các phòng khám chuyên nghiệp, chuyên về quản lý Lupus.

   Tương lai nào cho bệnh Lupus?

   Tóm lại, SLE là một căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống của cơ thể. Chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra nó. Triển vọng về sự sống đã được cải thiện trong những năm gần đây và hầu hết bệnh nhân mắc SLE sẽ có bệnh được duy trì ở mức khá thấp. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách ở giai đoạn sớm, Lupus có thể giảm và cuối cùng vào giai đoạn lui bệnh - nghĩa là bệnh nhân cần ít thuốc hơn. Với sự hỗ trợ tốt và sự hợp tác giữa bệnh nhân, gia đình và bác sĩ, những vấn đề liên quan đến căn bệnh có thể được điều chỉnh đáng kể.

 
BS CKI. Huỳnh Thiên Hạnh
Khoa Khám bệnh 

TIN KHÁC