BỆNH VIỆN
TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

ỨNG DỤNG XE SỬ DỤNG CHO PHÒNG BỆNH CÓ NGƯỜI BỆNH CẦN CÁCH LY

      Nhiễm khuẩn bệnh viện là mối lo ngại lớn về an toàn cho cả nhân viên y tế và người bệnh. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu chiếm khoảng 5%, tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7% - 19,1% trên tổng số người nhập viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 3,5% đến 10% số người nhập viện [1].Tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, tăng thời gian nằm viện, chi phí là động lực để nhà quản lý bệnh viện xây dựng các kế hoạch nhằm cung cấp môi trường bệnh viện an toàn nhất. Phòng ngừa chuẩn, với nguyên tắc tất cả máu và dịch tiết của người bệnh đều là các yếu tố nguy cơ phơi nhiễm, được áp dụng cho toàn bộ người bệnh. Tuy nhiên, chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn, người bệnh có tác nhân gây bệnh không triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh dựa trên kinh nghiệm lâm sàng, áp dụng phòng ngừa chuẩn là chưa đủ, áp dụng các can thiệp phòng bừa bổ sung dựa trên tác nhân vi sinh phải được áp dụng, điều khác biệt là cách ly, hạn chế di chuyển người bệnh. Cách ly người bệnh nhiễm khuẩn/ người bệnh có tác nhân gây bệnh không triệu chứng giúp giảm thiểu khả năng lây truyền sang người bệnh khác, nhân viên y tế, môi trường tiếp xúc, là một trong những biện pháp cắt đứt chuỗi lây nhiễm (vệ sinh khử khuẩn môi trường, bề mặt, vệ sinh tay, cách ly người bệnh). Ngoài ra, áp dụng biện pháp cách ly còn được xem là biện pháp bảo vệ đối với bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác để giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội [6]

      Cung cấp phương tiện phòng hộ cá nhân (PTPHCN) đầy đủ, vị trí lắp đặt thuận tiện giúp nhân viên y tế dễ dàng tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn tại khu vực áp dụng cách ly người bệnh. Thiết lập và duy trì chất lượng của môi trường có nguy cơ phơi nhiễm cao với máu, dịch tiết của người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm, cũng như tạo môi trường an toàn tối đa khi chăm sóc người bệnh suy giảm miễn dịch tại Bệnh viện truyền máu huyết học. Chúng tôi xây dựng cải tiến cung cung cấp, bổ sung thiết bị giúp hỗ trợ việc cách ly người bệnh “Xe phục vụ phòng cách ly” chứa các vật tư tiêu hao thiết yếu nhằm đảm bảo hỗ trợ cách ly người bệnh, đảm bảo 5S giúp cho các nhân viên phân biệt được các điều kiện bình thường và không bình thường để từ đó giúp làm giảm sai sót và chi phí, và để duy trì môi trường làm việc an toàn.

 

      Xe cách ly/xe kiểm soát lây nhiễm là xe đẩy có thể được cấu tạo để lưu trữ và sắp xếp tất cả các vật tư cần thiết để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Thiết kế với bề mặt làm việc và ngăn kéo liền mạch thúc đẩy việc vệ sinh đơn giản để ngăn ngừa nhiễm trùng tốt hơn [4]. Thực hiện ý tưởng ban đầu, nhóm sáng kiến cải tiến tham khảo các phương tiện chứa phương tiện phòng hộ cá nhân trên thể giới ở các dạng tủ âm tường, xe đẩy (Hình 04, Hình 05, Hình 6) N [7] [3] [5]. Hoàn thành mẫu xe 01 (Mẫu 01) sử dụng cho phòng bệnh cách ly. Các phương tiện phòng hộ cá nhân được lựa chọn đạt chất lượng và tiêu chuẩn về chất lượng theo đúng quy định, số lượng 30 bộ, bao gồm găng tay, áo choàng, khẩu trang, tấm che mặt, dung dịch vệ sinh tay, khăn lau khử khuẩn bề mặt [2]. Với bản thiết kế 01, chúng tôi nhận thấy cần tinh chỉnh thêm một vài đặc điểm để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng: nâng cao chiều cao của xe so với mặt đất. tinh chỉnh chiều cao của mỗi ngăn kéo, bổ sung thêm thùng rác nắp,…

      Với mẫu 02, sau khi lắp ráp, thiết kế lại, nhóm thực hiện sàng kiến bổ sung thêm các hình ảnh chỉ báo, hỗ trợ việc sắp xếp, sàng lọc lại các vật tiêu hao được lưu trữ trong xe. Chúng tôi bổ sung thêm danh sách các vật tư tiêu hao kèm số lượng giúp kiểm đếm dễm. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy có một số đặc điểm xe (Mẫu 2) cần được cải tiến, như khóa ngăn kéo thứ 3 không cần thiết, do vật tư tiêu hao được kiểm đếm mỗi ngày để quản lý số lượng nắp ngăn chứa khẩu trang tạo kẽ hở, hạn chế vệ sinh môi trường bề mặt, khoảng trống giữa thùng rác của xe tạo mặt cắt khó tiếp cận khi vệ sinh khử khuẩn bề mặt. Những điều này, chúng tôi tinh chỉnh tại Mẫu 03.

      Trước khi đưa xe vào sử dụng, chúng tôi đã tổ chức các buổi tập huấn sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, cách bảo quản xe cho nhân viên vệ sinh, người trực tiếp quản lý, kiểm đếm trang bị, bảo quản xe. Nhận được sử phản hồi tích cực từ nhân viên y tế các khoa lâm sàng, ủng hộ nhân rộng sử dụng xe cho toàn bệnh viện.

Tài liệu tham khảo

1. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2019) Thông tin Y tế, https://moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTagDPp4aRX/content/thong-tin-y-te-ngay-6-11-2019,

2. Bộ Y tế (2022) "Số 2171/QĐ-BYT Quyết định về việc hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh".

3. Beam EL, Gibbs SG, Boulter KC, et al (2011) "A method for evaluating health care workers’ personal protective equipment technique". American journal of infection control, 39 (5), 415-420.

4. Capsa Healthcare (2022) Isolation Carts, https://www.capsahealthcare.com/product-category/isolation-carts/?fwp_product_series,

5. Harrod M, Weston LE, Gregory L, et al (2020) "A qualitative study of factors affecting personal protective equipment use among health care personnel". American Journal of Infection Control, 48 (4), 410-415.

6. Mehta Y, Gupta A, Todi S, et al (2014) "Guidelines for prevention of hospital acquired infections". Indian J Crit Care Med, 18 (3), 149-63.

7. Southwest Solutions Group® (2022) Wall Mounted Isolation Medical Cabinets Storing Personal Protective Equipment, https://www.southwestsolutions.com/divisions/healthcare/patient-room-medical-supply-cabinets/wall-mounted-isolation-medical-cabinets-storing-personal-protective-equipment/,

KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

TIN KHÁC