BỆNH VIỆN
TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC

Thử nghiệm máu cuống rốn đầu tiên trên thế giới giúp các thai nhi bị đột quỵ

19 tháng 5 năm 2024

Tác giả: Rob Clancy - biên tập viên. Được Phó giáo sư Atul Malhotra đánh giá



Lauren Whalley (mẹ) và em bé Chase (em bé đầu tiên trong thử nghiệm này), với Phó giáo sư Atul Malhotra

 

Khi thai nhi bị đột quỵ, tổn thương tiềm ẩn có thể kéo dài suốt đời, vì vậy Viện nghiên cứu y khoa Hudson đang hướng tới mục tiêu thay đổi điều đó bằng cách sử dụng các tế bào gốc có trong máu cuống rốn (UCB).

 

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hudson, Bệnh viện nhi Monash và Đại học Monash đã bắt đầu một thử nghiệm sử dụng tế bào gốc UCB để cố gắng ngăn chặn tác động của đột quỵ trước khi sinh, mang lại cho trẻ sơ sinh cơ hội sống khỏe mạnh nhất.

 

Thử nghiệm này được thực hiện nhờ năng lực liệu pháp tế bào mới tại Viện Hudson, viện đầu tiên ở phía đông nam Melbourne, cùng với đối tác trong ngành, Cell Care. Phó Giáo sư Atul Malhotra cho biết đây có thể là một bước ngoặt.
 

Tế bào gốc để điều trị đột quỵ trước khi sinh

 

Bác sĩ sơ sinh kiêm Trưởng khoa phát triển thần kinh sớm tại Bệnh viện nhi Monash cho biết: "Mỗi năm tại Úc, có khoảng 600 trẻ sơ sinh bị đột quỵ khi còn trong tử cung và hậu quả có thể rất nghiêm trọng, bao gồm bại não và một loạt các tình trạng phát triển thần kinh khác”.


Tiến sĩ Gordon McPhee tại Institute’s Cell Therapies Platform của Viện Hudson

 

"Thường có thể chẩn đoán đột quỵ trong quá trình siêu âm thường xuyên khi mang thai, nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thể làm gì nhiều để chống lại những tác động của đột quỵ đối với trẻ", Phó Giáo sư Malhotra cho biết.

 

Giám đốc Institute’s Cell Therapies Platform của Viện Hudson, Tiến sĩ Gordon McPhee, cho biết mục đích của thử nghiệm là để chứng minh rằng loại điều trị này an toàn, thiết thực và khả thi.

 

Institute’s Cell Therapies Platform của Viện Hudson cho phép các bác sĩ lâm sàng tại Khu Y tế Monash xử lý các sản phẩm máu tại chỗ, tránh phải tốn kém và mất thời gian vận chuyển đến Melbourne CBD.

 

"Trong thử nghiệm STELLAR này, các tế bào gốc từ máu cuống rốn của chính em bé được thu thập khi mới sinh và đưa trở lại vào máu trong những tuần đầu đời, và loại điều trị đó chỉ có thể thực hiện được nhờ công nghệ mà chúng tôi hiện có tại Viện Hudson."

 

Nền tảng khoa học của thử nghiệm này là sản phẩm của một nhóm các nhà nghiên cứu tận tụy do Giáo sư Suzanne Miller và Tiến sĩ Courtney MacDonald tại Viện Hudson đứng đầu.
 

Bảo vệ và tái tạo não sau đột quỵ chưa sinh

 
 Baby Chase, em bé bị đột quỵ chu sinh là em bé đầu tiên trải qua thử nghiệm này

 

“Chồng tôi và tôi rất biết ơn vì có cơ hội tham gia vào thử nghiệm này. Chúng tôi biết rằng thử nghiệm này không thể gây hại cho Chase; nó chỉ có thể giúp em bé. Nghiên cứu là cách duy nhất để tiến tới các phương pháp điều trị tốt hơn." Lauren Whalley, mẹ của Chase chia sẻ.

 

Giáo sư Malhotra giải thích mục tiêu của thử nghiệm: “Những tế bào gốc này có đặc tính bảo vệ thần kinh, tái tạo thần kinh và kháng viêm, và chúng tôi hy vọng có thể chứng minh rằng chúng có thể đảo ngược một số tổn thương ở não do đột quỵ trước khi được sinh ra”.

 

“Với đứa trẻ đầu tiên hiện đã trải qua thử nghiệm này, mục tiêu là có thể cung cấp phương pháp điều trị này cho nhiều bậc cha mẹ của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương hơn”, ông cho biết. “Sau khi chứng minh được rằng loại liệu pháp này là thiết thực và an toàn, chúng tôi sẽ chuyển sang thử nghiệm lớn hơn để đánh giá lợi ích lâu dài”.

 

“Mục tiêu cuối cùng là để những đứa trẻ này có cơ hội tốt nhất có thể phát triển hết tiềm năng của mình”.

 

Đột quỵ ở thai nhi chỉ là một trong nhiều lĩnh vực sức khỏe trẻ sơ sinh mà Viện Hudson đang tiên phong trong việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc từ máu cuống rốn.
                                                                                                                                             (27 tháng 09 năm 2024)
                                                                                                                                                                                       ThS. Nguyễn Thị Mỹ Lành

TIN KHÁC