Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, Hội Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh (dưới đây gọi tắt là Hội) đã trải qua 6 lần Đại hội và đã có những đóng góp giúp cho sự phát triển của Ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh.
Với tôn chỉ hoạt động là tập hợp, đoàn kết, động viên lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành Truyền máu – Huyết học thuộc mọi lãnh vực hoạt động và thuộc mọi thành phần kinh tế; phấn đấu học tập và công tác, tham gia xây dựng và phát triển khoa học kỹ thuật chuyên ngành Truyền máu – Huyết học; giúp đỡ lẫn nhau không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, thực hành nghề nghiệp đúng theo chuẩn mực về nghĩa vụ và đạo đức, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân chống bệnh tật trên một nền y học tiên tiến. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của những người làm công tác Truyền máu – Huyết học và thắt chặt mối quan hệ giữa các Hội viên trên mọi công tác huấn luyện chuyên khoa. Đến nay, Hội đã đạt được những thành tựu trong việc tổ chức thành công hội thảo, hội nghị chuyên ngành Truyền máu – Huyết học dành cho bác sĩ và thân nhân bệnh nhân như Hội nghị Thalssemia, Hemophilia, Ghép tế bào gốc,… và đào tạo liên tục về lĩnh vực xét nghiệm, truyền máu. Nối tiếp những thành công trong hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cao “Ghép tế bào gốc tạo máu” cho 06 bệnh viện bạn tại Việt Nam như: BV Ung Thư Đà Nẵng; BV Chợ Rẫy; BV Ung Bướu Nghệ An; BV Bạch Mai; BV Trung Ương Huế, Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh. Hội phối hợp với Bệnh viện Truyền máu – Huyết học (BV. TMHH) đã tổ chức thành công khóa đào tạo “Ghép tế bào gốc tạo máu” cho nhóm 6 y bác sĩ đến từ Bệnh viện Calmette, Campuchia. Đây là một dấu ấn đánh dấu cho sự phát triển lĩnh vực Truyền máu – Huyết học nói chung và lĩnh vực Ghép tế bào nói riêng khi được các bạn bè Quốc tế biết đến. Mới đây, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học đã thành lập Phòng khám Huyết học vệ tinh tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Ngoài ra, Hội đã cùng Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân trên người bệnh nhân bị ung thư hệ lympho vào tháng 07/2017.
Về lĩnh vực Nghiên cứu khoa học, công trình "Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm hồng cầu lắng đông lạnh tại TP Hồ Chí Minh" bằng cách bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh ở -80 độ C với glycerol nồng độ cao, có thể lưu trữ đến 10 năm so với phương pháp thông thường máu chỉ có thể lưu được 42 ngày đã được trao giải thưởng KOVA về “Hạng mục kiến tạo” lần thứ 14 năm 2016. Đây là hạng mục dành cho công trình khoa học mang tính đột phá, đã được ứng dụng, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế xã hội cho tập thể y bác sĩ bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều hội nghị mang tầm Quốc tế quy tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia đã được tổ chức thành công, không những khẳng định sự phát triền của lĩnh vực Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh mà còn mang đến nhiều cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, kiến thức giúp cho việc cứu chữa bệnh nhân như Hội nghị Ghép tế bào gốc Việt – Pháp mở rộng, Hội nghị Truyền máu – Huyết học phía Nam mở rộng, Hội nghị APBMT. Ngoài ra, Hội cũng đồng hành cùng Bệnh viện Truyền máu – Huyết học trong việc đào tạo chuyển giao kỷ thuật Ghép tế bào gốc cho các bác sĩ Campuchia.
Ngoài ra, nhiều kỹ thuật phương pháp tiên tiến cũng đã được triển khai thành công và tạo ra những bước ngoặc to lớn cho sự phát triển của lĩnh vực Truyền máu- Huyết học nói riêng và lĩnh vực Y tế nói chung. Nổi bật là Ca ghép tủy xương đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bạch cầu mạn dòng tủy năm 1995, Ca ghép tế bào gốc máu ngoại vi đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bệnh bạch cầu cấp dòng tủy 1996, Ca dị ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên tại Việt Nam trên bệnh nhân bqch5 cầu cấp dòng lympho trẻ em năm 2002, Ca ghép tế bào gốc đông lạnh đầu tiên ở Việt Nam năm 2005, Ca ghép Haplo đầu tiên tại Việt Nam năm 2013, Ca ghép tế bào gốc máu ngoại vi trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao đầu tiên tại Việt Nam năm 2015, Ca dị ghép tế bào gốc máu ngoại vi không cùng huyết thống trên bệnh nhân CMML đầu tiên tại Việt Nam tháng 9/2017.
Hơn ba mươi năm hình thành là một chặng đường khá dài với biết bao sự nổ lực của Ban chấp hành Hội qua các thời kỳ cùng các Hội viên.
1. Nhiệm kỳ 1 (1985 -1989)
Ngày 26/12/1985, Đại hội Truyền máu – Huyết học TP.HCM nhiệm kỳ I được tổ chức tại Trung tâm Truyền máu – Huyết học số 118 Hùng Vương, Quận 5 đã nhất trí đề án thành lập Hội, bầu Ban Chấp hành đầu tiên với Chủ tịch đầu tiên là BS. Trần Văn Bé. Với nhiệm kỳ hoạt động 5 năm (1985 - 1989), Hội đã có 215 hội viên tham gia (số liệu tính đến 12/1989) và phát triển về các mảng Sinh hoạt khoa học kỹ thuật, Công trình nghiên cứu khoa học, Hội thảo chuyên đề, Thông tin tuyên truyền – xuất bản báo chí.
- Hội thảo chuyên đề:
· 1986: Tổ chức Hội thảo Thiếu máu trong các trạng thái bệnh lý.
· 1987: Hội thảo Tăng đông tắc mạch
- Thông tin tuyên truyền – Xuất bản báo chí:
· Thực hành truyền máu và bệnh lý.
· Sổ tay truyền máu
· Giá trị các xét nghiệm Truyền máu – Huyết học
· Máu và vấn đề trị liệu.
· Hemoglobin và bệnh vể Hemoglobin.
· Huyết học lâm sang.
· Thực hành Huyết học truyền máu
DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ HỘI NHIỆM KỲ I
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ |
1 | Bs. TrẦn Văn Bé | Chủ tịch |
2 | BS. Lê Thân | Phó Chủ tịch |
3 | BS. Văn Văn Tốt | Phó Chủ tịch |
4 | DS. Bửu Mật | Thư ký |
Quyết định thành lập Ban chấp hành Hội Truyền máu – huyết học TP. Hồ Chí Minh số 131/BCH/CK ngày 19/2/1986
2. Nhiệm kỳ II (1993 – 8/2001)
Do vướn phải một số khó khăn nên sau khi kết thúc nhiệm kỳ I năm 1989 thì mãi đến 4 năm sau, tức là năm 1993 thì Đại hội Truyền máu – Huyết học phía Nam lần thứ II mới được tổ chức vào ngày 06/01/1993. Đại Hội đã bầu ra 3 vị vào Ban thường vụ của Hội mới, BS. Trần Văn Bé tiếp tục làm Chủ tịch Hội, BS. Lê Thân – Phó Chủ tịch, DS. Bửu Mật – Thư ký với 197 hội viên. Ở nhiệm kỳ này, Hội đã xây dựng một số công việc hỗ trợ cho công tác chuyên môn như: Vận động cho máu – thân nhân cho máu bệnh nhân; Phối hợp với thông tin đại chúng để tuyên truyền cho máu hay gởi máu. Ngoài ra, Hội đã thiết lập được những quan hệ Quốc tế với Trung tâm Truyền máu ở Rennes và Tours (Pháp) và tham gia Hội thảo Việt Pháp với Hội France VN Medico Chirurgical. Không những vậy, các công trỉnh nghiên cứu của Hội đã tiến một bước xa hơn là Cấp Bộ với 3 đề tài được công nhận: (1) Nghiên cứu thực hiện ghép lâm sàng máu cuống rốn; (2) Khảo sát tế bào ác tính tồn lưu bằng kỹ thuật DNA; (3)Truyền hồng cầu Phenotype.
Sau thời gian nhiệm kỳ hoạt động 5 năm (1993 – 1998) thì Hội vẫn chưa tiến hành được Đại hội nhiệm kỳ III mà kéo dài đến tháng 8/2001. Trong giai đoạn từ đầu năm 2001, Hội đã được Chính phủ Nhật cấp bốn học bổng cho 4 học viên thuộc Trung tâm Truyền máu – Huyết học (02 Bác sĩ, 01 Điều dưỡng đại học và 01 kỹ thuật viên) tu nghiệp về thực hành ghép tủy xương trong vòng 2 tháng từ 3.2001 – 5.2001. Truy nhiên, giai đoạn này hoạt động của Hội vẫn chưa thực sự phát triển rộng lớn và đều đặn mà chỉ tập trung chủ yếu tại trung tâm Truyền máu – Huyết học.
3. Nhiệm kỳ III (2001 – 2003)
Ngày 03/8/2001, Đại hội Truyền máu – Huyết học nhiệm kỳ III được tiến hành và đã quyết định giữ nguyên bầu chọn cho 3 vị Ban thường vụ của nhiệm kỳ II. Truy nhiên, thì nhiệm kỳ III chỉ kéo dài 3 năm (2001 – 2003) và sau đó tiến hành Đại hội nhiệm kỳ IV.
4. Nhiệm kỳ IV (2003 – 2008)
Năm 2003, Đại hội nhiệm kỳ IV được tiến hành và bầu chọn ra Ban chấp hành nhiệm kỳ IV với 9 vị trên tổng số 168 hội viên (số liệu tính đến hết tháng 8/2008)
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH NHIỆM KỲ IV
STT | Họ và tên | Chức danh | Đơn vị công tác | Hoạt động Hội |
1 | Trần Văn Bé | PGS – BS | BV TMHH | Chủ tịch |
2 | Trần Văn Bình | PGS – BS | BV TMHH | Ủy viên |
3 | Nguyễn Tấn Bỉnh | PGS – BS | BV TMHH | Ủy viên |
4 | Nguyễn Kim Hưng | BS | BV NĐ1 | Ủy viên |
5 | Phan Bích Liên | TS – BS | BV Chợ Rẫy | Ủy viên |
6 | Bửu Mật | PGS – DS | BV TMHH | Ủy viên |
7 | Huỳnh Nghĩa | TS – BS | BV TMHH | Ủy viên |
8 | La Thị Nhẫn | TS | BV Thống Nhất | Ủy viên |
9 | Lê Thân | PGS - BS | BV 175 | Ủy viên |
Trong nhiệm kỳ IV (2003 – 2008), Hội đã có quan hệ với Viện Tim – Phổi – Máu Hoa Kỳ, Viện Đại học Tokyo Nhật Bản, Hội Hemophilia Quốc tế để tổ chức đào tạo huấn luyện về kỹ năng kỹ thuật xét nghiệm về Huyết học, Truyền máu. Do đó Hội viện đã cập nhật hóa được kiến thức Khoa học mới trên thế giới. Ngoài ra, Hội còn đẩy mạnh công tác tổ chức Hội nghị, hội thảo khoa học kỹ thuật và tiến hành đăng các bài Khoa học trên tạp chí Y học Việt Nam của Tổng hội Y học Việt Nam được 6 số với mỗi số từ 10 – 12 đề tài. Trong nhiệm kỳ IV này, Hội đã biên soạn được sách về Cẩm nang điều trị bệnh lý về máu; Truyền máu trong các bệnh lý; Thực hành Truyền máu – Huyết học nhằm hướng dẫn Hội viên nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh lý về máu và An toàn trong truyền máu.
Một số xuất bản báo chí được xuất bản trong nhiệm kỳ I (2003 -2008) của Hội.
5. Nhiệm kỳ V (2010 – 2015)
Khi nhiệm kỳ IV kết thúc vào tháng 08/2008 nhưng do phần lớn các thành viên của Ban chấp hành Hội bận quá nhiều công việc của cơ sở, một số khác thay đổi công tác hoặc về hưu. Đến ngày 10/09/2010, Đại hội Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ V mới được tổ chức tại Khách sạn Equaltorial và đã nhất trí bầu chọn 15 vị trong Ban chấp hành nhiệm kỳ V như sau:
STT | Họ và tên | Chức danh | Đơn vị công tác | Hoạt động Hội |
1 | Nguyễn Tấn Bỉnh | PGS.TS | BV TMHH | Chủ tịch |
2 | Nguyễn Trường Sơn | TS | BV Chợ Rẫy | Phó Chủ tịch |
3 | Huỳnh Nghĩa | TS | BV TMHH | Tổng thư ký |
4 | Phạm Xuân Dũng | BS.CKI | BV Ung Bướu | Ủy viên thường vụ |
5 | Trương Thị Kim Dung | BS.CKII | BV TMHH | Ủy viên thường vụ |
6 | Phạm Thị Quỳnh Giao | BS.CKI
| BV Trưng Vương | Ủy viên BCH |
7 | Nguyễn Phương Liên | ThS | BV TMHH | Ủy viên BCH |
8 | Phạm Quý Trọng | BS.CKI | Bộ môn Huyết học | Ủy viên BCH |
9 | Phạm Ngọc Dũng | BS.CKI | BV ĐK An Giang | Ủy viên BCH |
10 | Lê Hoàng Oanh | TS | BV Chợ Rẫy | Ủy viên BCH |
11 | Trần Anh Thu | BS.CKII | BV ĐK Kiên Giang | Ủy viên BCH |
12 | Trần Quốc Tuấn | ThS | Bộ môn Huyết học | Ủy viên BCH |
13 | Trần Thanh Tùng | BS.CKII | BV Chợ Rẫy | Ủy viên BCH |
14 | Hồ Thị Bạch Tuyết | ThS | TT TM KV Cần Thơ | Ủy viên BCH |
15 | Nguyễn Xuân Vũ | ThS | BV 175 | Ủy viên BCH |
Trong nhiệm kỳ V, Hội có những bước tiến lớn trong công tác ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về sàng lọc máu, tế bào học, đông máu, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử để chẩn đoán chính xác và sớm cho người bệnh. Điều quan trọng hơn cả, với việc áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại đã hỗ trợ đắc lực cho huyết học lâm sàng trong việc xây dựng, chọn lựa và áp dụng các phác đồ điều trị tiên tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện từng cơ sở điều trị. Đặc biệt là áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh máu đã mang lại cuộc sống và niềm hy vọng cho nhiều bệnh nhân. Đây được xem là một trong những thành tựu lớn của ngành Y tế. Cho đến nay, tại TPHCM đã có 2 cơ sở có thể thực hiện được kỹ thuật ghép tế bào gốc, đó là Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học và Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bên cạnh các tiến bộ trong việc cấy ghép tế bào gốc để điều trị, các trung tâm lớn đã chủ động xây dựng các ngân hàng tế bào gốc để được lưu trữ một lượng tế bào gốc đầy đủ để ghép. Tại TP.HCM hiện có 2 ngân hàng tế bào gốc là Ngân hàng tế bào gốc – Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học và Ngân hàng tế bào gốc Mekostem.
6. Nhiệm kỳ VI (2017 -2022)
Ngày 22/06/2017, Hội chính thức bước sang nhiệm kỳ VI, Đại hội Truyền máu – Huyết học TP.HCM được tổ chức tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học và đã bầu chọn ra Ban chấp hành gồm 23 vị do BS.CKII. Phù Chí Dũng làm Chủ tịch. Hội tin tưởng rằng, với sự chỉ đảo của Hội Y học TP.HCM và tinh thần đoàn kết, sự nhiệt tình công tác của các thành viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2017 – 2022, sự nỗ lực phấn đấu của hội viên, Hội Truyền máu – Huyết học sẽ đạt được nhiều thành tích tốt hơn nữa trong các hoạt động của Hội mang nhiều thành tựu cho nền Y học nói chung và lĩnh vực Truyền máu – Huyết học nói riêng.
DANH SÁCH BAN THƯỜNG VỤ HỘI TRUYỀN MÁU – HUYẾT HỌC TP.HCM NHIỆM KỲ V (2017 – 2022)
STT | Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị công tác |
1 | BS.CKII. Phù Chí Dũng | Chủ tịch | BV. Truyền máu – Huyết học |
2 | PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn | Phó Chủ tịch | BV. Chợ Rẫy |
3 | PGS.TS. Huỳnh Nghĩa | Phó Chủ tịch | ĐH Y dược TP.HCM |
4 | ThS.BS. Trần Thị Thiên Kim | Tổng thư ký | BV. Truyền máu – Huyết học |
5 | TS.BS. Phạm Xuân Dũng | Ủy viên | BV Ung Bướu |
6 | TS.BS. Nguyễn Phương Liên | Ủy viên | BV. Truyền máu – Huyết học |
7 | TS.BS. Nguyễn Minh Tuấn | Ủy viên | BV. Nhi Đồng 1 |
Nhiệm kỳ VI mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 06/2017 đến nay (09/2017), tuy mới 3 tháng nhưng với sự nổ lực của Ban chấp hành nhiệm kỳ mới cùng sự hỗ trợ của các thành viên của Hội đã giúp Hội hoạt động ổn định và có những bước tiến trong việc Đào tạo.
- Thêm 8 chương trình đào tạo được phê duyệt theo Quyết định số 4489/QĐ-SYT ngày 26/06/2017.
- Khai giảng khóa học “An toàn truyền máu” tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học cho 30 học viên đến từ một số Bệnh viện trong cả nước như: Bệnh viện Sản Nhi Phú Yên, Bệnh viện Đa khoa Mỹ Đức, Bệnh viện Đa Khoa Đak Nông, Bệnh viện Đa khoa Ba Tri, Bệnh viện Quận 10, Bệnh viện Quận 1, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Tỉnh Kiên Giang…
- Khai giảng khóa đào tạo “Kỹ thuật y học chuyên ngành xét nghiệm” tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học cho 15 học viên.
Ngoài ra, Hội còn tổ chức thành công Hội nghị cập nhật kiến thức chẩn đoán và điều trị buổi sinh hoạt truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh bạch cầu mạn dòng tủy cho bác sĩ và người bệnh. Đây cũng là cơ hội giúp cho người bệnh CML có dịp trao đổi thông tin cũng như được tư vấn kiến thức và giải đáp các thắc mắc về bệnh CML.